Được nghiên cứu và thử nghiệm bởi 20 nghiên cứu và 297 tài liệu khoa học, trà thảo dược được kết luận có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ gan, phòng chống nhiễm vi khuẩn, virus, chống nấm và chống oxy hóa hiệu quả.
Để đem lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, Dược Liệu Miền Tây đã tổng hợp những công dụng của trà thảo dược để người sử dụng hiểu rõ vai trò cũng như những lưu ý giúp sử dụng trà đúng cách nhất.
Trà thảo dược là gì?
1. Trà thảo dược là gì?
Trà thảo dược là loại trà được chế biến từ lá, thân, cành, hoa, nụ, rễ và hạt của các loại cây cỏ thảo dược có lợi cho sức khỏe. Tùy vào công dụng của từng loại thảo dược mà trà có thể được để ở dạng tươi, giữ nguyên sấy khô hoặc nghiền nát.
Phần lớn các loại trà thảo dược có vị ngọt thanh và công dụng của trà thảo dược tương đương nhau, nên thường được kết hợp với nhau để tạo ra thức uống giải nhiệt và tăng cường hệ miễn dịch.
2. Công dụng của trà thảo dược đối với sức khỏe
2.1 Trà thảo dược giúp chống oxy hóa
Trong thành phần của trà thảo dược có chứa các chất chống oxy hóa đặc biệt hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, suy tim; đẩy lùi nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, làm chậm sự phát triển của khối u và hạn chế tiến trình lão hóa.
Công dụng của trà thảo dược rất hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện làn da trở nên căng mịn sau một khoảng thời gian ngắn sử dụng. Nhờ chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mà quá trình lão hóa của làn da trên cơ thể được chậm lại, giúp duy trì làn da khỏe mạnh.
Trà thảo dược có tác dụng giúp chống oxy hóa
2.2 Trà thảo dược giúp chống vi khuẩn, virus, nấm
Có thể bạn sẽ bất ngờ với công dụng của trà thảo dược trong việc chống các loại vi khuẩn, virus, nấm. Đặc biệt trong các loại trà thảo dược như kim ngân hoa có chứa tinh dầu, chất flavonoid, saponin, axit chlorogenic,… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và nấm hiệu quả. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, uống trà kim ngân hoa thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: liên cầu khuẩn dung huyết, trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, thương hàn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn thương hàn,… cùng một số loại virus cảm cúm và virus nấm có hại.
Thường xuyên uống trà thảo dược sẽ giúp cơ thể được hỗ trợ quá trình miễn dịch tự nhiên, tăng sức đề kháng chống lại các loại vi khuẩn, virus có hại theo cơ chế diệt khuẩn.
Trà thảo dược có tác dụng giúp chống vi khuẩn, virus, nấm
2.3 Trà thảo dược giúp chống ung thư
Ung thư là căn bệnh dễ tiến hóa nhanh nhất, thậm chí chỉ một vài tháng sau khi phát bệnh, người bệnh sẽ nhanh chóng bị các tế bào ung thư phá hoại và dần dần suy nhược sức khỏe.
Nhằm chống lại sự phát triển của bệnh ung thư, công dụng của trà thảo dược được sử dụng nhằm bổ sung các chống oxy hóa giúp cơ thể thanh lọc và thu giữ các chất oxy hóa có hại. Tương tự như các chất chống oxy hóa, chất catechin chứa trong trà có vai trò rất quan trọng trong việc gây ức chế một cách chọn lọc những hoạt động của enzym gây ra ung thư, góp phần sửa chữa những sai lệch của DNA do các gốc tự do gây ra và ngăn chặn các tế bào ung thư tăng sinh bên trong cơ thể.
Đối với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị, trà thảo dược giúp người bệnh giảm cơn đau sau hóa trị, xạ trị giúp tăng cường miễn dịch kháng lại các độc tố và tế bào ung thư.
Trà thảo dược có tác dụng giúp chống ung thư
2.4 Trà thảo dược chuyển hóa chất béo, giảm mỡ, hỗ trợ giảm cân
Một số nghiên cứu cho thấy các loại trà thảo dược có tác dụng tăng cường trao đổi chất, phân hủy chất béo, ức chế sự hình thành của các tế bào mỡ mới, giảm lượng đường trong máu và mùi hương của trà sẽ hạn chế cảm giác thèm ăn.
Các chuyên gia khuyến cáo, người sử dụng trà thảo dược để giảm cân nên kết hợp với các phương pháp luyện tập thể dục và xây dựng chế độ ăn hợp lý. Hơn nữa, trong trà thảo dược chứa rất nhiều loại vitamin, các khoáng chất và chứa rất ít calo nên được xem là thức uống tốt cho việc tiêu mỡ, giảm cân hiệu quả.
Trà thảo dược giúp chuyển hóa chất béo, giảm mỡ, hỗ trợ giảm cân
2.5 Trà thảo dược có tác dụng bảo vệ gan, thanh nhiệt, giải độc
Theo Đông y, công dụng của trà thảo dược đặc biệt hiệu quả trong việc giải độc gan, thanh lọc cơ thể và cải thiện chức năng gan rất tốt. Một số loại trà thảo dược như: Atiso, diệp hạ châu, nhân trần nam, kim tiền thảo, kim ngân, cỏ ngọt,…có chứa các chất kích thích gan tiết mật giúp hệ tiêu hóa được hoạt động tốt, hạn chế sự phát triển của virus viêm gan, hỗ trợ quá trình thải độc và ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ.
Gan được ví như nhà máy thải độc cho cơ thể, việc ăn uống không điều độ và vấn đề sản phẩm không rõ nguồn gốc rất dễ khiến các tế bào gan bị xâm nhập và suy yếu, gây ra các bệnh về viêm gan mạn, xơ gan. Vì thế, ngoài việc sử dụng trà thảo dược để tăng cường chức năng cho gan thì bạn cần phải bổ sung khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để giúp gan, thận dễ dàng bài thải chất độc ra ngoài.
Trà thảo dược có tác dụng bảo vệ gan, thanh nhiệt, giải độc
2.6 Trà thảo dược có tác dụng giúp dễ ngủ, an thần
Trong y học cổ truyền, các loại trà như trà xanh, trà hoa cúc, trà hoa oải hương, trà lạc tiên,…có lượng cafein thấp, chứa chất apigenin giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, chống lại chứng mất ngủ và giúp cơ thể thư giãn dễ đi vào giấc ngủ.
3. Nên uống trà vào thời điểm nào là hợp lý?
Tuy trà thảo dược có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, thế nhưng để phòng tránh những tác dụng phụ không đáng có thì việc uống trà đúng người – đúng thời điểm là cực kỳ quan trọng. Cùng Dược Liệu Miền Tây ghi chú lại 4 thời điểm uống trà thảo dược giúp phát huy tác dụng và đem lại lợi ích cho sức khỏe nhất nhé!
3.1 Thời điểm tốt nhất uống trà thảo dược là buổi sáng
Chúng ta luôn được các chuyên gia, bác sĩ khuyên rằng nên uống một ngụm nước vào buổi sáng để bổ sung năng lượng bị hao hụt sau một đêm dài nghỉ ngơi. Điều này cũng tác dụng khi uống trà thảo dược vào buổi sáng, không những giúp cung cấp lượng nước kịp thời đã mất mà trà uống trà thảo dược vào buổi sáng còn giúp làm hạ huyết áp, giảm quá trình hấp thu chất béo và tăng cường hệ miễn dịch.
Thời điểm tốt nhất để uống trà thảo dược
3.2 Nên uống trà thảo dược sau bữa ăn khoảng 30 phút
Sở dĩ nên uống trà thảo dược sau bữa ăn khoảng 30 phút là vì trà thảo dược có công dụng giúp bài tiết lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể nếu trong thức ăn có vị quá mặn hoặc chứa nhiều dầu mỡ. Vậy nên bạn cần tập thói quen uống trà thảo dược sau mỗi bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng để giúp cơ thể thải ra lượng muối dư thừa, phòng tránh cơ hội gây ra mầm bệnh.
3.3 Tuyệt đối không nên uống trà thảo dược vào buổi tối
Mặc dù là trà thảo dược nhưng một số loại trà lại có lượng cafein khá cao, thế nên nếu bạn uống vào buổi tối sẽ dễ dẫn đến tình trạng khó ngủ, gây ảnh hưởng đến tinh thần cả ngày hôm sau của bạn. Nếu bạn vẫn muốn uống trà thảo dược vào buổi tối thì có thể lựa chọn các loại trà có lượng cafein thấp như: trà hoa cúc, trà oải hương, trà hoa lạc tiên, trà thiết mộc lan,…giúp an thần dễ đi vào giấc ngủ.
3.4 Nên uống trà thảo dược ngay khi còn ấm
Uống trà thảo dược lúc còn ấm nóng sẽ giúp cảm nhận rõ nhất vị ngon của trà. Đặc biệt, những dưỡng chất và thành phần có trong trà lúc ấm sẽ giúp dạ dày dễ hấp thụ và thẩm thấu nhanh vào cơ thể, từ đó phát huy tối đa công dụng đối với sức khỏe.
3.5 Thêm/ bớt đường phèn hay đường tinh luyện để gia tăng hương vị
Nhiều loại trà thảo dược nếu uống đơn thuần sẽ dễ cảm thấy nhạt nhẽo hoặc dễ chán. Thay vào đó, bạn có thể thêm các loại đường tốt cho sức khỏe như đường phèn hoặc đường tinh luyện để tăng chút hương vị cho trà mà không sợ bị tăng cân. Ngoài ra, đường phèn còn là thực phẩm làm tăng dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể, chống viêm và diệt khuẩn cực kỳ tốt.
Với những chia sẻ của Dược Liệu Miền Tây về công dụng của trà thảo dược và những lưu ý khi uống trà thảo dược phía trên, hy vọng đã giúp cho mọi người hiểu và biết cách sử dụng trà thảo dược đúng nhất. Để biết thêm nhiều kiến thức về trà thảo dược thì đừng quên thường xuyên theo dõi trang web Dược Liệu Miền Tây, chúng tôi luôn cập nhật kiến thức và gợi ý những sản phẩm trà thảo dược chất lượng giúp tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe của bạn.