Hà thủ ô là một loại thảo dược quý, xuất hiện nhiều ở các vùng núi miền Bắc. Người dân thường sử dụng loại cây này để làm thuốc điều trị nhiều căn bệnh, với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nên hà thủ ô đã được chế tạo thành loại trà thảo dược hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe để uống hàng ngày. Để hiểu rõ trà hà thủ ô là gì cũng như trà hà thủ ô có tác dụng gì? Hãy cùng Dược Liệu Miền Tây ngay dưới bài viết này nhé!
1. Trà hà thủ ô là gì?
Trà hà thủ ô là một loại trà thảo dược được làm từ cây hà thủ ô. Trà hà thủ ô đỏ có vị khá nhẵn, tuy khó uống nhưng đây là một loại dược trà mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Trà có tác dụng giúp làm đen râu tóc, da dẻ hồng hào, tăng cường sinh lực, trị tóc bạc sớm cũng như tình trạng rụng tóc. Để biết thêm về uống trà hà thủ ô có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu qua các công dụng của hà thủ ô sau đây.
2. Tác dụng của trà hà thủ ô?
Với xuất thân là thảo dược có lợi cho sức khỏe, hà thủ ô chứa rất nhiều thành phần giúp hỗ trợ điều các bệnh về đường tiêu hóa, cải thiện làn da,… Vì vậy loại trà này được sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh.
2.1 Điều trị các chứng khó tiêu hóa
Nạp quá nhiều thực phẩm chứa chất béo vào cơ thể, chế độ ăn uống không hợp lý hoặc hệ tiêu hóa không làm việc hết công sức thì thường dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu. Một bài thuốc điều trị chịu chứng khó tiêu hiệu quả và an toàn đó là sử dụng trà hà thủ ô, vì trong hà thủ ô có chứa hợp chất Anthranoid giúp tăng mức độ co bóp của ruột. Nhờ vậy mà thức ăn được vận chuyển từ dạ dày đến ruột nhanh chóng hơn. Với đặc tính này, nên công dụng của trà hà thủ ô có thể hỗ trợ điều trị các căn bệnh về khó tiêu hay táo bón.
2.2 Bồi bổ thận
Theo y học hiện đại, hà thủ ô sống chứa khoảng 7,68% tanin, 0,259% dẫn chất anthraquinon tự do, 0,805% các antraglycozid. Đây là những chất có tác dụng săn se, cố sáp, cầm tiêu chảy, các antraglycozid là những chất có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, thường dùng với những người bị táo bón kinh niên. Theo Đông y, hà thủ ô vị đắng ngọt chát, tính hơi ôn, vào các kinh can và thận. Tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc, nhuận tràng thông tiện.
2.3 Tốt cho hệ thần kinh
Nhờ thành phần lecithin, trà hà thủ ô có tác dụng chống suy nhược thần kinh, hỗ trợ tạo máu và cải thiện quá trình trao đổi chất. Theo tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” lecithin pha loãng từ 1/10.000 đến 1/200.000 có tác dụng làm mạnh tim cô lập, nếu tim đã yếu mệt thì tác dụng càng rõ rệt hơn.
2.4 Giảm khả năng linh hoạt của trực khuẩn lao
Trực khuẩn lao là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh lao trong cộng đồng, bệnh do các vi khuẩn gây ra đây là một loại vi khuẩn có sức đề kháng cao và tồn tại trong cơ thể rất lâu. Với các đặc tính kháng khuẩn chống lại mycobacteria và sốt rét thì một trong những công dụng của trà hà thủ ô là làm giảm khả năng linh hoạt của trực khuẩn lao.
2.5 Làm chậm và giảm đáng kể quá trình oxy hóa
Ngoài ra, hà thủ ô còn có khả năng làm giảm hấp thu cholesterol, giảm xơ vữa động mạch và ngăn ngừa bệnh tim. Loại thảo mộc này cũng rất giàu methyl anthraquinone, một hoạt chất được tìm thấy trong rễ của cây. Đồng thời, uống trà hà thủ ô có tác dụng chống oxy hóa, giúp chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ rất tốt. Đặc biệt hơn, nó còn có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
2.6 Giúp tóc mọc nhanh và đen từ chân
Công dụng của trà hà thủ ô được biết đến phổ biến nhất là giúp tóc mọc nhanh và đen từ chân, theo Đông y và các nghiên cứu khoa học cho thấy, các dưỡng chất bên trong hà thủ ô sẽ kích thích máu lưu thông đến da đầu, từ đó kích thích mọc tóc. Ngoài ra, trà hà thủ ô đỏ còn có tác dụng ổn định sắc tố melanin ở chân tóc, giúp tóc đen trở lại cải thiện tình trạng tóc bạc nhanh hơn.
3. Những điều cần lưu ý để đảm bảo uống trà hà thủ ô hiệu quả
Mặc dù trà hà thủ ô có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng có một số biện pháp phòng ngừa cần thực hiện khi sử dụng để tránh tác dụng phụ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như sau:
- Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hà thủ ô đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, có tiền sử dị ứng hoặc đang được điều trị bệnh khác.
- Khi đi cầu, tiêu chảy không nên dùng hà thủ ô. Nên tránh ăn củ cải, hành và tỏi trong khi sử dụng.
- Người huyết áp thấp, đường huyết thấp không nên dùng hà thủ ô.
- Hà thủ ô có thể làm giảm tác dụng điều trị của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu và thuốc chống đông máu.
Dược Liệu Miền Tây hy vọng những thông tin từ bài viết trên đã phần nào giải đáp được những thắc mắc về trà hà thủ ô có tác dụng gì? Cũng như giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về một loại thảo dược quý giá và áp dụng hữu hiệu vào việc chữa trị một số căn bệnh. Tuy nhiên, loại thảo dược này có rất nhiều công dụng tốt cho cơ thể và sắc đẹp, thế nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn hãy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh mang lại những hậu quả không mong muốn nhé! Theo dõi Dược Liệu Miền Tây để cập nhật thêm nhiều kiến thức về trà dược liệu tốt cho sức khỏe nhé!