4 thói quen giúp kiểm soát acid uric trong bệnh Gout

Gout là một tình trạng viêm khớp thường gặp ở người trung niên, gặp ở nam nhiều hơn nữ. Bệnh hình thành do nồng độ acid uric trong máu tăng cao quá mức, là hậu quả của hai quá trình: Cơ thể tăng sinh quá nhiều (do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu hợp lý) và giảm bài tiết acid uric qua thận (do thận kém, không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết chất độc hại ra khỏi cơ thể). Với người bị bệnh Gout thì thường có sự kết hợp của cả hai quá trình này. Có nhiều phương pháp điều trị và hỗ trợ nhưng cần phải kiên trì và trong thời gian dài. Vì vậy, việc duy trì một số thói quen để có thể kiểm soát tốt nồng độ axit uric cần được xem xét và thực hiện. Có thể kể đến như sau:

Những thói quen giúp kiểm soát acid uric trong bệnh Gout

1. Dậy sớm, tập thể dục nhẹ nhàng và uống nhiều nước

Khi thức dậy vào buổi sáng, người có acid uric cao nên uống nhiều nước để bổ sung, đồng thời nên vận động tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy bài tiết nước tiểu. Đồng thời, để giảm acid uric nhanh hơn, người bệnh cũng có thể uống một số loại trà có tác dụng giảm acid uric, từ đó làm giảm axit uric và giảm bớt vấn đề về bệnh gút.

Gout, Bệnh Gout, Bệnh gút, Tía Tô, Trà Tía Tô Hygie

2. Ăn uống thanh đạm, hạn chế thịt đỏ và hải sản

Acid uric cao chủ yếu là do ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao. Do đó, người bệnh cố gắng hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật… Nên duy trì chế độ ăn thanh đạm, nhiều rau, trái cây tươi để cải thiện tình trạng bệnh.

3. Không uống rượu bia thường xuyên

Rượu, bia chứa một lượng lớn chất purin, uống thường xuyên có thể gây rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể, gây gánh nặng cho thận của người bệnh. Từ đó ức chế quá trình đào thải axit uric, khiến axit uric trong cơ thể người bệnh không ngừng tăng cao.

4. Uống Trà Tía Tô mỗi ngày

Tía tô tên khoa học Perilla frutescens, đây là loại rau gia vị quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Theo Y học cổ truyền, tía tô có vị cay tính ấm vào kinh phế, tỳ có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung, giải uất, hóa đờm, an thai, giải độc cua cá. Theo y học hiện đại, trong lá tía tô có tinh dầu, có nhiều chất chống oxy hóa, có vitamin A, vitamin C, canxi, sắt,… có lợi cho sức khỏe. Đối với bệnh gout, hàm lượng tinh dầu, chất chống viêm trong tía tô có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Chất ức chế xanthine oxidase trong lá tía tô có tác dụng ức chế sự hình thành acid uric. Nhờ đó, hàm lượng acid uric trong máu được duy trì ở ngưỡng an toàn. Ngoài ra, tía tô còn chứa lutein có tác dụng giảm đau, giảm sưng, lợi tiểu làm giảm cơn đau gout và đào thải acid uric nhanh chóng qua nước tiểu. Qua đó làm giảm mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng của bệnh.

Gout, Bệnh Gout, Bệnh gút, Tía Tô, Trà Tía Tô Hygie

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống thanh đạm hơn, uống nước nhiều hơn, tập thể dục nhẹ nhàng thì việc duy trì uống Trà Tía Tô mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát acid uric, mang lại sức khoẻ tốt hơn.

Trà Tía Tô Hygie là chế biến sâu từ dịch chiết cô đặc của Lá Tía Tô, ở dạng bột khô, hoà tan nhanh trong nước ấm, thơm ngon, tiện lợi, rất thuận tiện sử dụng hàng ngày.

Gout, Bệnh Gout, Bệnh gút, Tía Tô, Trà Tía Tô Hygie

Chia sẻ ngay:

Mục lục

CÔNG TY TNHH MTV HYGIE & PANACEE

Địa chỉ: 65-67B30, KDC 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Số điện thoại: 0919 065 582

Email: pydstham@gmail.com

Tin tức khác