Hoa cúc là một loài hoa thanh mảnh, màu sắc rực rỡ cùng với mùi hương dịu dàng. Hoa cúc không chỉ mang sứ mệnh là làm đẹp cho cuộc sống mà nó còn được ví là một loại thức uống nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để có thể hiểu rõ hơn về tác dụng của loài hoa này hãy cùng Dược Liệu Miền Tây cùng tìm hiểu qua bài viết với nội dung “Trà hoa cúc có tác dụng gì? Trà hoa cúc trắng hay vàng tốt hơn?” ngay sau đây nhé!
Đặc tính của hoa cúc là gì?
Hoa cúc là loài hoa sở hữu dạng thân nhỏ, khá mềm, có chiều cao từ nửa mét đến gần một mét. Hoa có nhiều cánh và thường mọc ở phần đầu cành, nhụy có nhiều mật làm thu hút nhiều loại côn trùng. Lá cây hình mác màu xanh thẫm, phần rìa có răng cưa. Hoa cúc được biết đến là loại cây thân thảo, tỏa ra mùi hương nhẹ nhàng và thường nở vào tháng 9 và tháng 11 hàng năm.
Trà hoa cúc trắng hay vàng tốt hơn?
Nếu bạn đang thắc mắc rằng trà hoa cúc trắng có tác dụng gì? Trà hoa cúc vàng có tác dụng gì? Loại nào tốt hơn? Thì đừng quá lo lắng vì nhìn chung cả hai loại cúc trắng và cúc vàng đều mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, cả hai loại đều làm dịu gan, bổ mắt, trừ phong hàn, thanh nhiệt, giải độc nhưng hiệu quả có phần hơi khác nhau.
Trà thảo dược cúc trắng có vị ngọt dịu có khả năng làm hạ sốt tốt, nếu bạn đang bị đau mắt, mẫn cảm và các vấn đề về gan có thể pha một tách trà hoa cúc trắng để làm dịu tình trạng. Đối với trà hoa cúc vàng có vị đắng, tính bình, nếu bạn nhiều áp lực khiến bạn ngủ muộn, thức khuya, đắng miệng, mắt đỏ hoặc sốt cao, ớn lạnh,… thì bạn hãy nên uống trà hoa cúc vàng.
Trà hoa cúc có tác dụng gì?
Trà hoa cúc uống có tác dụng gì? Uống trà hoa cúc có tốt không? Đây có lẽ là câu hỏi của nhiều người đặt ra. Hoa cúc đã được sử dụng như một thành phần trong ẩm thực cung đình từ thời phong kiến. Là thức uống sang trọng, quý phái, không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu cho thấy thức uống này có nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Giải cảm
Trà hoa cúc có tính mát, giúp giải nhiệt, hạ sốt và được sử dụng như một phương thuốc giải cảm rất hiệu quả. Đặc tính làm mát của hoa cúc làm giảm sốt, giảm sưng và giảm đau. Để giải cảm một cách nhanh chóng bạn có thể uống trà hoa cúc kết hợp với hoa kim ngân và bạc hà hãm với nước sôi để đạt hiệu quả cao.
Cải thiện sức khỏe đôi mắt
Trà hoa cúc còn được xem là một loại thức uống mang lại nhiều lợi ích cho cửa sổ tâm hồn, đó chính là đôi mắt. Các thành phần dinh dưỡng có trong trà có khả năng làm giảm căng thẳng thần kinh, giảm mỏi mắt và khô mắt. Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng mắt mờ, tầm nhìn kém, thường xuyên làm việc với màn hình điện thoại và máy tính thì loại trà thảo dược này chính là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Hãy sử dụng thường xuyên để cải thiện sức khỏe cho đôi mắt nhé!
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Trà hoa cúc có tác dụng gì cho bệnh ung thư? Câu trả lời ở đây là nó có thể hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư cho người dùng vì trong trà hoa cúc chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh. Những chất này có đặc tính chống tự do và chống ung thư hữu hiệu. Đặc biệt, apigenin có tác dụng tuyệt vời trong việc tiêu diệt và chống lại các tế bào ung thư vú, ung thư đường tiêu hóa, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tử cung. Sử dụng trà hoa cúc đúng cách được xem là giải pháp ngăn ngừa sự hình thành của các căn bệnh ung thư trong cơ thể. Bạn có thể sử dụng kết hợp trà hoa cúc đường phèn mật ong để tăng thêm hương vị.
Trị mất ngủ, hạ huyết áp
Nếu bạn đang bị mất ngủ, thường xuyên bị hạ huyết áp thì hãy nên sử dụng trà hoa cúc vì trà hoa cúc còn được biết đến như một loại trà giúp xoa dịu tinh thần rất hiệu quả. Trà giúp xoa dịu tinh thần làm ngủ ngon và ngủ sâu hơn. Các chất trong trà có tác dụng hỗ trợ làm giãn mạch máu, điều hòa huyết áp, làm dịu thần kinh và căng thẳng. Một tách trà hoa cúc đường phèn mật ong trước khi ngủ có thể làm bạn có một giấc ngủ tuyệt vời hơn.
Tiêu độc, nhuận gan
Do có tính hàn, tính mát nên trà hoa cúc có tác dụng hỗ trợ tiêu độc, nhuận gan, điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa do nhiệt gây ra. Trà hoa cúc kết hợp với kim ngân hoặc nấm phục linh sẽ tăng cường tác dụng giải độc.
Làm giảm đau bụng kinh nguyệt
Đối với các bạn nữ bị đau bụng khi đến kỳ đèn đỏ có thể sử dụng một tách trà hoa cúc ấm để xoa dịu cơn đau. Các thành phần trong hoa cúc có tác dụng giúp giảm co thắt tử cung, giảm đau tức vùng bụng dưới và làm giảm căng thẳng thần kinh. Ngoài ra, tinh dầu chiết từ hoa cúc khi thoa vùng bụng cũng có tác dụng tốt trong việc giảm đau do co thắt tử cung thời kỳ kinh nguyệt.
Nên uống trà hoa cúc vào lúc nào để phát huy hiệu quả
Trà hoa cúc có thể uống bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, nên uống sau bữa ăn 30 phút và trước khi ngủ 30 phút để mang lại hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, để hỗ trợ tiêu hóa tốt thì bạn nên uống sau bữa ăn nhiều đạm động vật và chất béo. Thức uống này còn là nguồn cung cấp nước cho cơ thể, giữ dáng và đào thải lượng muối dư thừa. Uống trà hoa cúc sau khi tập luyện cũng là một giải pháp giúp bù nước và làm dịu cơ thể giảm đau nhức cơ bắp do hoạt động gắng sức.
Không nên dùng trà hoa cúc trong trường hợp nào?
Trà hoa cúc có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không nên sử dụng nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc nếu bạn có các triệu chứng như tiêu chảy, ớn lạnh, sưng tấy, nhức đầu hoặc tay chân lạnh. Không uống trà khi bụng đói hoặc sau khi vận động mạnh. Nên sử dụng đúng loại trà và đúng liều lượng để giúp phát huy đầy đủ các chức năng và lợi ích của trà.
Cách pha trà hoa cúc đúng cách
Cách pha trà hoa cúc đúng cách là bạn không cần dùng nước quá nóng để pha trà hoa cúc vì sẽ làm giảm tác dụng và mất đi một số tính chất quý giá của hoa cúc. Nên pha trà với nước ở nhiệt độ 80-85 độ C. Để trà ngâm trong 3-5 phút. Pha trà hoa cúc với bạc hà, kim ngân hoa, mật ong, kỷ tử,… để tăng tác dụng của trà.
Dược Liệu Miền Tây hy vọng qua bài chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về trà hoa cúc có tác dụng gì cũng như một số lưu ý khi sử dụng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe. Nếu bạn đang tìm kiếm một thương hiệu trà hoa cúc chất lượng thì “Trà hoa cúc hòa tan Hygie” là một gợi ý dành cho bạn.