Hoa hòe là loại thực vật có tính dược liệu theo y học cổ truyền. Tác dụng của nụ hoa hòe đối với các bệnh lý như hệ mạch máu, hệ tuần hoàn, cải thiện giấc ngủ,… đã được chứng minh bởi y học cổ truyền và y học hiện đại. Để hiểu hơn về những tác dụng của nụ hoa hòe đối với sức khỏe, Dược Liệu Miền Tây mời bạn đọc qua bài viết này để biết rõ hơn.
Cây hoa hòe là gì?
Cây Hoa Hòe có tên khoa học là Sophora Japonica L. Tên tiếng Việt hay được gọi là Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hòe hoa. Với mùi dược liệu có mùi thơm đặc trưng với vị đắng nhẹ, cây hoa hòe chứa một loạt các hợp chất phytonutrient có hoạt tính cao và có lợi cho sức khỏe. Các chất flavonoid, oxymatrine và troxerutin có trong hoa hòe giúp chống oxy hóa mạnh mẽ và đã nhiều lần được chứng minh là hỗ trợ sức khỏe hệ tuần hoàn. Ngoài tác dụng chính làm dược liệu, Hoa hòe còn có tác dụng làm chất nhuộm vàng tự nhiên cho vải. Bộ phận được sử dụng làm dược liệu của cây Hoa hòe là nụ hoa chưa nở, thu hái, sấy khô bảo quản và sử dụng.
Đặc điểm của cây hoa hòe
Cây hoa hòe thuộc loại thân gỗ, vỏ sùi, cao 5-6 mét, lá mọc kép, khi nở hoa hình cánh bướm có màu vàng trắng, quả hình giáp dài hoặc hơi cong ở giữa có hạt. Hoa hòe thường sẽ mọc thành từng cụm ở đầu cành, hoa có dạng hình chùy, tràng hoa gần giống cánh bướm và có màu trắng ngà. Quả hòe có dáng gần giống quả đậu, vỏ dày và mang màu xanh lá.
Cây Hoa hòe là loại thực vật ưa ẩm, thích sáng và phân bổ chủ yếu ở những nơi có khí hậu ấm áp như nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Cây Hoa hòe rất dễ trồng, mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng thường thấy nhất ở vùng Trung Bộ, có thể kể đến các tỉnh như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình,…
Tác dụng của nụ hoa hòe đối với sức khỏe
Theo y học cổ truyền, hoa hòe có vị đắng, tính hàn, quả vị đắng, tính bình,… tác dụng của nụ hoa hòe đối với sức khỏe là rất lớn, người ta thường sử dụng hoa hòe trong các trường hợp huyết nhiệt, cầm máu, điều trị các bệnh chảy máu cam, ho ra máu,… Ngoài ra hoa hòe còn giúp hỗ trợ tim mạch, điều trị cao huyết áp, điều trị sau tai biến mạch máu não,… Sau đây là một số tác dung cụ thể của hoa hòe đối với sức khỏe, mời bạn đọc để hiểu rõ hơn.
1. Hoa hòe hỗ trợ tim mạch hoạt động hiệu quả
Trong nụ hoa hòe có chứa hàm lượng lớn hoạt chất oxymatrine có tác dụng giúp bảo vệ và cải thiện chức năng tim mạch nhờ thúc đẩy mạch máu khỏe mạnh. Các hoạt chất rutin và quercetin có trong hoa hòe cũng tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển hóa adrenalin, có tác dụng thẩm thấu mao mạch.
Ở người cao tuổi, các mao mạch không còn nguyên vẹn như trước, hiệu quả trao đổi chất bị suy giảm nghiêm trọng do tác động của lão hóa. Rutin trong cây hòe đặc biệt có lợi đối với những trường hợp này, ngoài ra còn đảm bảo tăng trương lực tĩnh mạch, cũng cố sức bền thành mạch. Đây đều là những tác động có tích cực giúp hạn chế tối đa hiện tượng suy giãn tĩnh mạch thường gặp khi về già.
2. Tác dụng của hoa hòe chữa bệnh cao huyết áp
Như đã trình bày, trong nụ hoa hòe chứa rất nhiều hoạt chất rutin, đặc biệt lúc nụ hoa chưa nở. Đây là một hợp chất vitamin P được biết đến với tác dụng làm bền vững thành mạch, cùng với đó là tăng trưởng sức chịu đựng của các mao mạch. Vì vậy, hoa hòe được sử dụng như một biện pháp giúp làm giảm và ổn định huyết áp, từ đó giúp phòng và ngăn ngừa các biến chứng của huyết áp cao như: Vữa xơ động mạch, tai biếng mạch máu não hay nhồi máu cơ tim.
3. Tác dụng trị bệnh trĩ của hoa hòe
Trĩ là tình trạng bệnh mà các tĩnh mạch ở phần cuối trực tràng và hậu môn bị sưng và viêm. Các hợp chất được chiết xuất từ hoa hòe có tác dụng rất tốt đối với những người bị bệnh trĩ. Điển hình là hoạt chất troxerutin, với đặc tính vận mạch, là một liệu pháp điều trị bệnh trĩ hữu hiệu. Ngoài ra, oxymatrine trong hoa hòe cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm sưng do các mạch máu suy yếu.
4. Hoa hòe giúp chữa bệnh xuất huyết
Trong hoa hòe, hoạt chất rutin chứa đến 34% hàm lượng trong hoa hòe. Được biết đến với tác dụng chính là giúp thẩm thấu và tặng độ bền mao mạch, từ đó giúp cầm máu hiệu quả trong các trường hợp xuất huyết như trĩ ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, rong kinh, băng huyết,… Đặc điểm nổi bật của hoạt chất rutin trong hoa hòe là giúp rút ngắn thời gian chảy máu, nếu sao hoa hòe thành than thì tác dụng càng tăng.
5. Tác dụng của nụ hoa hòe trong trị viêm khớp
Nhờ chứa các hoạt chất chống viêm mạnh, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng đã chỉ ra rằng, thành phần hoạt chất trong hoa hòe có tác dụng làm giảm sưng và viêm trên mô hình động vật như chuột và trên bệnh nhân vị viêm khớp mạn tính. Tuy nhiên, muốn điều trị viêm khớp hiệu quả, bệnh nhân nên kết hợp với các liệu pháp khác cũng như chế độ tập luyện, dinh dưỡng.
6. Hoa hòe hỗ trợ giấc ngủ ngon, ngủ sâu
Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ là tình trạng thường gặp trong cuộc sống hiện đại, nhất là những người thường xuyên làm việc ngoài giờ, phụ nữ sau sinh, độ tuổi trung niên. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hoa hòe có tính mát, thanh nhiệt, lương huyết an thần và giúp bạn dễ ngủ hơn. Sử dụng hoa hòe để cải thiện giấc ngủ là phương pháp phổ biến và đã được nhiều người áp dụng thành công.
Đối với những người thường xuyên bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, sử dụng trà hoa hòe sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Vì công dụng của hoa hòe là thanh nhiệt lương huyết, tức chữa các chứng bệnh do huyết nhiệt, máu nóng gây ra.
7. Hoa hòe giúp giảm cân hiệu quả
Ngoài các tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý về tim mạch, xuất huyết, huyết áp cao,… Hoa hòe còn có công dụng rất tốt trong việc giảm cân an toàn. Loại dược liệu này góp phần làm giảm lượng mỡ trong máu, kiểm soát sự trao đổi chất, loại bỏ độc tố đồng thời giúp làm giảm hiện tượng bám dính của chất béo trong mô gan. Nhờ đó, thói quen uống trà hoa hòe sẽ góp phần điều chỉnh trọng lượng cơ thể và giúp giảm béo phì hiệu quả.
Một số lưu ý khi sử dụng hoa hòe
Tuy có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý rất hiệu quả. Nhưng không phải lúc nào sử dụng hoa hòe cũng phù hợp, và cũng phải chú ý đến đối tượng sử dụng để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
- Hoa hòe có tính hàn, do đó những người hay bị đau bụng, khó tiêu, kém ăn do cơ địa thể hàn không nên sử dụng, nếu sử dụng, nên kết hợp với các loại dược liệu có tính nóng.
- Bệnh nhân bị thiếu máu, hay choáng, đau đầu chóng mặt không nên sử dụng.
- Không dùng cho người bị huyết áp thấp.
- Phụ nữ có thai không được dùng hoa cây hòe để tránh nguy cơ sảy thai.
- Phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng hoa cây hòe.
- Hoa hòe không chứa độc tính, tuy nhiên nếu lạm dụng với hàm lượng quá cao sẽ gây ra một số biến chứng trầm trọng.
Trà hòa tan Hoa cúc Nụ hòe Hygie – Hỗ trợ sức khỏe tim mạch, huyết áp cao hiệu quả
Với tác dụng của nụ hoa hòe đối với sức khỏe rất tốt, Hygie & Panacee đã nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm Trà hòa tan Hoa cúc Nụ hòe Hygie – Hỗ trợ tim mạch, huyết áp cao và một số bệnh lý khác hiệu quả.
Được chiết xuất từ dịch chiết cô đặc của Nụ hoa cúc vàng và Nụ hoa hòe, trà được bào chế dưới dạng bột, tan nhanh hoàn toàn trong nước ấm, hương thơm tự nhiên của dược liệu, vị đắng nhẹ hậu ngọt của hoa cúc và nụ hòe.
Sản phẩm rất phù hợp với những người có bệnh lý về cao huyết áp, bệnh lý về tim mạch, người hay bị chảy máu cam, xuất huyết và vết bầm dưới da.
Qua bài viết “Hoa hòe là gì? Tác dụng của nụ hoa hòe đối với sức khỏe” Dược Liệu Miền Tây hi vọng, đây sẽ là bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thảo dược có dược tính quý này. Đồng thời, biết được những tác dụng của nụ hoa hòe rất tốt cho sức khỏe, nhất là những người có bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, hay bị xuất huyết,…
Nếu bạn cần tư vấn hoặc giải đáp các thắc mắc xoay quanh sản phẩm Trà hòa tan Hoa cúc Nụ hòe Hygie thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0919 065 582 hoặc nhắn tin trực tiếp qua Fanpage Dược Liệu Miền Tây để được tư vấn nhanh nhất nhé!